Răng hô là một trong những điều khiến nhiều người khó chịu bởi mỗi khi nói chuyện hay cười, những chiếc răng hô làm bạn kém duyên rất nhiều. Răng hô có thể là do di truyền, bẩm sinh và răng hô cũng có thể bắt nguồn từ những tác động bên ngoài mà răng phải chịu từ khi mới mọc. Vậy niềng răng hô như thế nào? bọc răng sứ có đau không?



Niềng răng hô và những vấn đề liên quan
Niềng răng hô và những vấn đề liên quan

Niềng răng hô trong trường hợp nào?


Niềng răng hô là phương pháp chỉ áp dụng trong trường hợp răng hàm trên chìa ra ngoài, lệch với răng hàm dưới. Với các trường hợp hô do xương hàm, phương pháp chỉnh nha bằng niềng răng không mang lại hiệu quả cao. Có thể bạn chưa biết bọc răng sứ giá bao nhiêu hãy tìm hiểu ngay.

Ở người trưởng thành, khung hàm không đủ khoảng trống cho răng di chuyển do lúc này hàm đã ổn định và rất khó thay đổi về kích thước. Do đó, bác sĩ nha khoa thường chỉ định nhổ từ 2 - 4 chiếc răng để giúp răng di chuyển dễ dàng hơn, cho quá trình niềng răng hô thuận lợi.

Trong nhiều trường hợp hô nhẹ, bác sĩ có thể giữ lại răng cho bạn thông qua các kỹ thuật hỗ trợ. Theo đó, bạn không cần phải loại bỏ bất kỳ răng nào trong quá trình niềng răng hô. 


Quy trình niềng răng hô đạt chuẩn


Bước 1: Khảo sát tình trạng răng và xương hàm thông qua phần mềm chuyên dụng và các thiết bị hiện đại. Từ đó, bác sĩ đưa ra hướng điều trị và những dự đoán chính xác nhất về kết quả niềng răng hô.

Bước 2: Dựa trên những thông số và kết quả khảo sát đã thu được, bác sĩ tính toán hướng di chuyển cho răng theo từng giai đoạn cụ thể sau khi gắn mắc cài, tính toán thời điểm nào tăng lực xiết,…

Bước 3: Bệnh nhân được gắn mắc cài lên răng. Sau đó được tăng lực xiết phù hợp tại thời điểm ban đầu sao cho không gây quá nhiều khó chịu cho người mới đeo mắc cài.

Bước 4: Theo dõi sự di chuyển của răng thông qua những lần tái khám của bệnh nhân theo chỉ định trong phác đồ điều trị của bác sĩ và qua điện thoại khi có bất cứ tình huống bất thường nào xảy ra mà bệnh nhân cần tư vấn và giúp đỡ. Đến thời điểm tăng lực xiết răng, bệnh nhân tái khám để bác sĩ giúp tăng lực cần thiết.

Bước 5: Khi răng đã di chuyển đều đặn, thẳng hàng và thẩm mỹ nhất, bác sĩ nhận thấy có thể tháo mắc cài thì chỉ định tháo mắc cài và thiết kế hàm duy trì để đeo cho bệnh nhân trong một khoảng thời gian nhất định.

Bước 6: Khi bác sĩ nhận thấy các răng và xương hàm đã được ổn định chỉ định cho bệnh nhân bỏ khay định hình để kết thúc quy trình niềng răng hô.

Nếu còn thắc nào liên quan đến phương pháp này cũng như tìm hiểu thêm về các phương pháp làm đẹp khác bạn có thể tới trực tiếp tại nha khoa Đăng Lưu để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp.

Bài viết được trích nguồn tại: https://nhakhoa304.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top