Thời tiết thay đổi là điều kiện tốt cho các vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi gây ra các bệnh ngoài da. Mặc dù không gây nguy hiểm nhiều nhưng không hề dễ chịu tí nào.
Viêm nang lông do vi khuẩn
Viêm nang lông là một loại nhiễm trùng của các nang lông do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm nang lông là vi khuẩn Staphylococcus. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi chuyển mùa, mưa ẩm, gió lạnh, nắng nóng hoặc do cơ thể dị ứng với thức ăn như đồ biển, thịt bò, nhộng tằm, hạt điều, đồ hộp.
Nếu nhẹ bạn có thể điều trị tại nhà bằng thuốc bôi da còn nếu bệnh nặng thì nên đến cơ sở y tế khám và uống thuốc theo đơn.
Để phòng tránh nguy cơ viêm da, viêm nang lông, hãy nhớ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày không để bụi bẩn và vi khuẩn tấn công nhất là khi thời tiết thay đổi. Và nhớ là ăn chín uống chín nữa nhé.
Bệnh do nấm
Các bệnh ngoài da do nấm như lang ben, vẩy nến, eczema,… sẽ dễ dàng tấn công bạn khi trời mưa gây ẩm ướt và nóng nực. Các bệnh ngoài da do nấm thường rất khó chữa, dễ tái phát. Việc điều trị bằng thuốc bôi kết hợp với vệ sinh sạch sẽ chỉ có thể ngăn bệnh tạm thời tái phát chứ khó trị được dứt điểm. Vì thế tốt nhất là nên phòng tránh để khỏi bị mắc căn bệnh dai dẳng này.
>>Tin được xem nhiều nhất: cách giảm cân hiệu quả
Bệnh do ánh nắng
Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bên cạnh việc gây ra các chứng cháy nắng, sạm da thì ánh nắng còn có nguy cơ bệnh Lupus ban đỏ thường phát triển mạnh vào mùa hè. Ngoài ra, tiếp xúc với tia cực tím (UV) của ánh nắng trong thời gian dài sẽ kích phát nguy cơ ung thư da. Nên để đề phòng, tốt nhất khi đi ra ngoài các bạn nên bôi kem chống nắng. Hạn chế ra nắng. Nếu buộc phải ra nắng thì cần đeo kính râm, đội nón, mũ rộng vành.
Dị ứng
Dị ứng là căn bệnh rất phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Thời tiết thay đổi, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều làm vi khuẩn sinh sôi cũng là thời gian mà căn bệnh này phát triển nhất. Dị ứng xảy ra có thể là do tiếp xúc với bụi bẩn, côn trùng gây ngứa ngáy và mọc mụn nước.
Khi xảy ra di ứng tuyệt đối không được vì ngứa ngáy mà gãi mạnh cho đỡ ngứa, vì như thế sẽ làm trầy xước và tổn thương vùng da bị bệnh, dẫn tới dị ứng lan rộng. Bên cạnh đó vi khuẩn ẩn trú trên móng tay còn có thể làm vết thương bị nhiễm trùng.
Bài viết được trích nguồn từ: http://suckhoechomoinha.org
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt