Trong mỗi chúng ta, chắc chắn rằng ai cũng sẽ phải trải qua giai đoạn mọc răng khôn đầy khó chịu và có nguy cơ gặp một số biến chứng như răng mọc ngầm, mọc kẹt, mọc xiên, đâm ngang…. Vậy bạn có biết mọc răng khôn phải làm sao? Nếu bạn chưa tìm thấy câu trả lời, thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Mọc răng khôn mang ý nghĩa gì không?
Răng khôn (hay răng số 8) chính là những chiếc răng cối lớn thứ 3 nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm. Ngoài ra, răng khôn cũng là răng mọc trễ nhất, chỉ xuất hiện trong độ tuổi từ 17 – 25, có một số trường hợp còn mọc trễ hơn. Thông thường, một người trưởng thành sẽ sở hữu 4 chiếc răng khôn, 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới.
Sở dĩ mọi người thường gọi răng khôn là bởi vì những chiếc răng này chỉ xuất hiện ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi trở lên. Đây chính là độ tuổi trưởng thành về mặt trí tuệ, đã có thể tự nhận thức mọi việc diễn ra xung quanh mình. Ngoài ra, tại nhiều nước trên thế giới, răng khôn còn được gọi với những cái tên khác nhau và cũng mang ý nghĩ khác nhau.
Vì sao sau khi nhổ răng khôn cảm thấy đau nhức?
Trong một đến hai ngày đầu tiên sau nhổ răng, hiện tượng đau nhức có thể xuất hiện, nhất là vào những thời điểm công dụng của thuốc uống bắt đầu giảm xuống. Tuy nhiên, hiện tượng đau nhức này với mức độ nhẹ, không đau liên tục và không kéo dài. Dấu hiệu đau nhức giảm dần trong khoảng 2 đến 3 ngày sau nhổ răng.
Nếu bệnh nhân có điều kiện chăm sóc răng miệng không thực sự tốt thì hiện tượng đau nhức có thể kéo dài trong vòng 4 đến 5 ngày. Tuy nhiên, vẫn chỉ đau ở mức độ nhẹ và vẫn theo xu hướng thuyên giảm sau từng ngày. Đặc biệt, tình trạng đau nhức được xem là bình thường nếu nó không kèm theo những biểu hiện như vị trí răng nhổ viêm nhiễm, có mùi lạ, đau nhức kết hợp với sốt cao, đau đầu, sưng tấy nặng.
Như vậy, dấu hiệu đau nhức mình thường sau nhổ răng khôn đó là: tình trạng đau nhức nhẹ, giảm dần sau 2 đến 3 ngày, không kèm theo những dấu hiệu bất thường khác. Nắm được nhổ răng khôn đau trong bao lâu được xem là bình thường rất quan trọng, bởi dựa vào thông tin này bệnh nhân mới biết được hiện tượng đau nhức của mình có nguy hiểm hay không.