Phụ nữ mang thai có nên hàn răng không? Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng do sự thay đổi hormone và thiếu hụt canxi. Ngoài gây ra những bất tiện trong cuộc sống, sâu răng ở bà bầu có thể làm tăng nguy cơ sinh non cho thai nhi. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hàn răng khi mang thai được không?

Theo chuyên gia nha khoa hàng đầu cho rằng việc hàn răng khi mang thai có được không sẽ phụ thuộc rất lớn vào tuổi thai, cụ thể như sau:

Đối với giai đoạn 3 tháng đầu

+ Theo khuyến cáo, đây là giai đoạn này bà bầu tuyệt đối không nên thực hiện phương pháp hàn răng.

+ Nguyên nhân: lúc này thai nhi còn quá nhỏ và cũng đang trong quá trình phát triển mạnh, cơ thể người mẹ đang có những xáo trộn dễ bị ốm nghén nên việc thực hiện sẽ không thuận lợi.

Hàn răng khi mang thai nên hay không sẽ tùy vào tình trạng sức khỏe*

Đối với giai đoạn 3 tháng giữa

+ Đây được coi là giai đoạn thích hợp nhất cho việc hàn răng, nhất là trong giai đoạn từ tuần thứ 14-27.

+ Lý do: Thai nhi lúc này đã tương đối ổn định, cơ thể người mẹ cũng giảm dần hoặc không còn những hiện tượng ốm nghén, buồn nôn nữa đã có một sức khỏe ổn định.

Đối với giai đoạn 3 tháng cuối

+ Ở giai đoạn này bà bầu tuyệt đối không nên hàn răng

+ Lý do: Thai nhi lúc này đã tương đối lớn nên người mẹ cần hạn chế tối đa các thủ thuật nha khoa.

Do đó, câu trả lời phụ nữ mang thai có nên hàn răng không là có nhưng tuyệt đối phải theo chỉ định của bác sĩ bởi một phần do kỹ thuật trám răng nha khoa khá đơn giản, thời gian thực hiện nhanh và không cần sử dụng thuốc tê. Tuy nhiên, cần phải thực hiện ở khoảng thời gian thai khì khỏe mạnh nhất để mẹ và em bé có một sức khỏe tốt nhất.

Chăm sóc răng miệng cho bà bầu sau khi hàn răng như thế nào?

Phụ nữ mang thai thường mắc các bệnh về răng miệng vì trong giai đoạn này cơ thể thường thay đổi thất thường. Vậy sau khi hàn răng, bà bầu nên làm gì để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh nha khoa. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ dành cho bà bầu trong việc chăm sóc răng miệng:

Vệ sinh cá nhân

- Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần chải ít nhất 2 phút.

- Chải răng bằng lực nhẹ nhàng theo chiều xoay tròn bàn chải để những sợi lông đi sâu làm sạch từng kẽ răng.

- Không sử dụng tăm xỉa răng, thay thế hoàn toàn bằng chỉ tơ nha khoa kết hợp súc miệng.

- Lựa chọn bàn chải có lông mềm, chú ý thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần.

- Chọn loại kem đánh răng có chứa fluoride hoặc loại phù hợp với tình trạng răng nếu răng của bạn nhạy cảm, ê buốt.

Bà bầu nên chăm sóc răng miệng đúng cách*

Chế độ dinh dưỡng

- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất có trong rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, chế phẩm từ sữa,…

- Uống nhiều nước vừa thanh lọc cơ thể vừa hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn cư trú trong khoang miệng.

- Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, đồ quá nóng hoặc quá lạnh,…

- Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề phụ nữ mang thai có nên hàn răng không. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp thai phụ chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng trong suốt thai kỳ.
 
Top