Chế độ ăn uống cho người niềng răng có ý nghĩa rất quan trọng trong suốt giai đoạn chỉnh nha. Do đó, bạn cần cân nhắc chọn lựa thực phẩm để tránh làm hư hỏng khí cụ cũng như giúp đem lại kết quả niềng răng hiệu quả và sức khỏe răng miệng. Bên cạnh nắm rõ niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu bạn nên lựa chọn món ăn mềm, lỏng để dễ nhai nuốt, hạn chế phải dùng lực cắn mạnh.

Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình niềng răng thưa

– Tuổi tác: Độ tuổi tốt nhất 6 –  12 tuổi, tuy nhiên ở tuổi này cần theo dõi lâu hơn do quá trình tăng trưởng của trẻ có thể tái phát khe thưa.

– Tình trạng sai lệch khớp cắn: Nếu bạn có khe thưa kết hợp với hô, móm, khớp cắn hở, khớp cắn sâu hay thói quen xấu thì ca niềng răng thưa của bạn sẽ phức tạp với độ khó cao.


– Tình trạng mô lợi và vệ sinh răng miệng: Trong quá trình niềng răng nếu lợi viêm nặng sẽ phải điều trị nha chu, khiến quá trình niềng răng bị gián đoạn và nguy cơ tiêu xương tụt lợi cao hơn.

– Chế độ ăn: Bạn nên sử dụng những thực phẩm được khuyến cáo cho người niềng răng thưa. Không nên ăn những đồ cứng, dẻo dễ gây đau buốt, bung mắc cài. Việc bung mắc cài có thể làm gián đoạn quá trình di chuyển răng từ đó kéo dài thời gian điều trị. 

– Kỹ thuật thực hiện của nha sĩ: Hiện nay có nhiều hình thức chỉnh nha với nhiều kỹ thuật khác nhau như kỹ thuật dây thẳng, kỹ thuật dây cung phân đoạn… Với kỹ thuật bẻ dây, dây phân đoạn thời gian niềng răng sẽ rút ngắn. Chỉnh nha là chuyên khoa sâu, với thời gian điều trị rất dai dẳng. Sự tập trung của nha sĩ và hợp tác tốt theo đúng lịch hẹn là vô cùng cần thiết cho thành công của ca điều trị.

Món ăn dành cho người niềng răng 

Các thực phẩm từ sữa: Bạn có thể kết thân với các món phô mai, bơ, các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua… Trong quá trình niềng răng (đặc biệt là giai đoạn đầu), các sản phẩm làm từ bơ sữa giúp bạn bổ sung năng lượng, dinh dưỡng khắc phục những trường hợp niềng răng bị hóp má, sút cân. Những thực phẩm mềm giúp giảm áp lực tác động đến hàm răng mới vừa đeo mắc cài và đang bắt đầu di chuyển.

Các thực phẩm xốp mềm: Các thực phẩm chế biến từ bột ngũ cốc, đậu hũ… hoặc bánh mì, bánh xốp mềm không rắc hạt là những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng, có lợi cho cơ thể, không lo ảnh hưởng đến quá trình nhai khi răng mới niềng.


Các thực phẩm từ trứng: Bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc…. vì Vitamin D có trong trứng rất nhiều và rất tốt cho răng miệng.

Thức ăn chín mềm: Cháo, súp, các loại ngũ cốc hoặc cơm mềm, bún, phở, các món ăn từ thịt cá, rau củ quả nên được chế biến ở dạng mềm, ninh nhữ nhuyễn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.

Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
 
Top